4 dạng than hoạt tính và 5 ứng dụng của than hoạt tính phổ biến

Than hoạt tính được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Là một loại than có nhiều công dụng nhất được nhiều người biết đến. Cùng Quatcongnghiepsaigon điểm danh một số ứng dụng phổ biến của than hoạt tính trong bài viết dưới đây nhé. 

Than hoạt tính
Than hoạt tính

Than hoạt tính là gì

Có thể nhiều người nghe thấy cụm từ than hoạt tính, nhưng chưa biết cụ thể nó là gì. Thì, Than hoạt tính còn được biết đến với tên gọi Activated Carbon hay Carbon hoạt tính. 

Than hoạt tính là một dạng carbon với nhiều lỗ rỗng, độ xốp cao, nhiều vết nứt và các phân tử có kích thước khác nhau. Nhờ cấu trúc đặc trưng của than hoạt tính mà diện tích bề mặt của than hoạt tính rất lớn, dễ dàng hấp thụ và phản ứng với nhiều loại chất khác nhau. 

Than hoạt tính được tạo ra từ sự đốt cháy của các vật liệu giàu carbon như than bùn, mùn cưa, gỗ, gáo dừa… được đốt cháy ở nhiệt độ siêu cao từ 600 độ C đến 900 độ C trong điều kiện yếm khí.

Các dạng than hoạt tính phổ biến

Hiện nay, trên thị trường tồn tại các dạng than hoạt tính phổ biến dưới đây: 

Than hoạt tính dạng bột

Than hoạt tính dạng bột
Than hoạt tính dạng bột

Than hoạt tính dạng bột là dạng than được nghiền nhỏ thành các hạt bột siêu mịn, kích thước nhỏ chỉ từ 0.2mm đến 0.5mm. 

Bột than hoạt tính có màu đen óng, dễ dàng nhận dạng than hoạt tính với bột than thông thường. Than hoạt tính dạng bột được sử dụng để làm nguyên liệu cho việc làm đẹp như là thành phần của các loại mỹ phẩm, kem đánh răng hay mặt nạ dưỡng da… Than hoạt tính dạng bột còn được sử dụng trong việc chế biến thực phẩm như làm bánh mì, kem, bánh trung thu… 

Ngoài ra, nhờ tính chất dễ trôi và không ổn định, than hoạt tính dạng bột còn được sử dụng cho việc xử lý nước phèn công nghiệp, màng lọc RO… 

Than hoạt tính dạng hạt

Than hoạt tính dạng hạt
Than hoạt tính dạng hạt

Than hoạt tính dạng hạt là các hạt than nhỏ dưới 5mm, có hình dạng to nhỏ khác nhau. Đặc điểm của than hoạt tính dạng hạt là độ cứng cao, bền, hạt đen óng và khó có thể rửa trôi. Do vậy có thể sử dụng để làm nguyên liệu xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước dùng trong sinh hoạt. 

Than hoạt tính dạng viên nén

Than hoạt tính dạng nén
Than hoạt tính dạng nén

Than hoạt tính dạng viên nén thực chất là bột than hoạt tính được nén lại với kích thước từ 0.8mm đến 5mm. Được nén thành các hình trụ nhỏ, cứng cáp và có độ bền cao. Với bề mặt tiếp xúc lớn, có thể sử dụng để lọc khí độc hại. 

Than hoạt tính dạng ống

Than hoạt tính dạng ống
Than hoạt tính dạng ống

Than hoạt tính dạng ống được nén thành các ống hình trụ lớn có phần ruột rỗng. Đường kính của ống than thường rơi vào từ 1 đến 5cm. Việc sản xuất than hoạt tính dưới dạng ống lớn để thích hợp sử dụng cho các hệ thống lọc lớn trong các nhà máy, khu công nghiệp… 

Than hoạt tính dạng tấm

Than hoạt tính dạng tấm
Than hoạt tính dạng tấm

Để tạo thành các tấm than hoạt tính người ta sử dụng khung định hình, tấm mút và tẩm đều bột than hoạt tính lên. Làm thành tấm lọc không khí. 

Cơ chế hoạt động của than hoạt tính

Than hoạt tính có nhiều ứng dụng hữu ích trong cuộc sống và trong các các ngành công nghiệp. Nhờ vào các đặc tính như nhiều vết nứt, xốp, nhiều các lỗ nhỏ giúp than hoạt tính có diện tích tiếp xúc lớn, có khả năng hấp thụ các tạp chất bẩn, bụi bẩn, các loại chất ô nhiễm có trong nước hay không khí. 

Các tạp chất, bụi bẩn khi gặp than hoạt tính sẽ bám dính trên bề mặt của than, nhằm tách tạp chất bẩn ra khỏi không khí hay dòng nước. Diện tích bề mặt than càng lớn, lực hút sẽ càng mạnh và đem lại hiệu quả lọc bụi bẩn, tạp chất càng cao. 

Một số chất có mùi hôi, các loại khí độc, thuỷ ngân, Clo, SO2, CO2, asen, chì… khi đi qua bề mặt than hoạt tính sẽ bị giữ lại thông qua cơ chế hấp thụ. Trả lại dòng không khí hoặc dòng nước trong sạch. Vì vậy, than hoạt tính được ứng dụng để lọc không khí, bụi bẩn, xử lý nước thải và nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống.

Các ứng dụng phổ biến của than hoạt tính

Như đã nói ở trên, than hoạt tính có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ y tế, công nghiệp, làm đẹp, thực phẩm… 

Xử lý nguồn nước

Than hoạt tính sử dụng để loại bỏ các tạp chất hữu cơ, hoá học, chất bẩn có trong nước. Sử dụng để xử lý nguồn nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp, nước uống.. 

Dùng cho y tế

Than hoạt tính sử dụng để làm các loại thuốc điều trị chứng đầy hơi, tiêu chảy, ngộ độc, đau dạ dày… Do chúng có khả năng hấp thụ các chất gây hại cho cơ thể và đào thải ra bên ngoài. 

Ngoài ra, than hoạt tính còn được sử dụng để xử lý ngộ độc khẩn cấp khi uống nhầm thuốc. 

Than hoạt tính còn sử dụng để sản xuất khẩu trang y tế, mặt nạ phòng độc giúp lọc khí độc, ngăn chặn con người hít phải độc hại, bụi bẩn, bảo vệ sức khoẻ con người. 

Ứng dụng làm đẹp

Nhờ tính hấp thụ cao, than hoạt tính được sử dụng để làm mặt nạ dưỡng da, kem dưỡng da, sữa rửa mặt… giúp loại bỏ bụi bẩn, sạch da, sáng da và se khít lỗ chân lông. Sử dụng làm nguyên liệu cho kem đánh răng giúp sạch các mảng bám, trắng răng.

Xử lý kim loại

Than hoạt tính còn sử dụng để tinh chế dung dịch mạ điện, xử lý kim loại cuối, khai khoáng chiết xuất, lọc kim loại quý hiếm có giá trị cao. 

Xử lý khí thải và mùi công nghiệp

Nhiều ngành công nghiệp phát sinh ra lượng khí thải, mùi công nghiệp độc hại. Gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Than hoạt tính được sử dụng cho các hệ thống xử lý khí thải, mùi công nghiệp giúp lọc lại các loại khí độc hại, mùi hiệu quả. 

Phân biệt than hoạt tính và than thường?

Than hoạt tính có giá trị cao hơn so với than thường nhờ vào những công dụng tuyệt vời của chúng. Để phân biệt than hoạt tính với than thường các bạn có thể tham khảo như sau: 

Nhận dạng qua đặc điểm bên ngoài 

Người ta dễ dàng phân biệt được than hoạt tính dạng bột với than thường dạng bột nhờ những đặc tính khác nhau của 2 dòng than. 

  • Than hoạt tính dạng bột có tính mịn, các hạt đều nhau, màu đen óng đậm, khô. 
  • Bột than thường có màu đen tối hơn, không có độ óng, bột khô hoặc ướt, các hạt không đều nhau. 

Phân biệt nhờ độ cứng

Bằng cách nhận dạng qua độ cứng của than có thể phân biệt với các cục than có kích thước to. 

  • Than hoạt tính có độ cứng cao hơn than thường, bằng tay không thì khó có thể bẻ gãy
  • Ngược lại, than thường dễ dàng bẻ gãy bằng tay không. 

Sử dụng nước

Than hoạt tính còn được sử dụng để lọc nước còn than thường thì không. Do vậy, có thể sử dụng nước để phân biệt than hoạt tính và than thường. 

Chuẩn bị 2 cốc nước bẩn như nhau, mỗi cốc cho một loại than cần phân biệt. Từ từ quan sát xem cốc nước nào xảy ra hiện thưởng sủi bọt, nước bẩn dần biến đổi có màu trong hơn thì cốc đó là than hoạt tính. Cốc nước không xảy ra hiện tượng sủi bọt, nước không có sự thay đổi thì đó là than thường. 

Đốt cháy than

Than thường dễ bén lửa, được sử dụng để làm than đốt. Trong khi đó, than hoạt tính được hình thành do sự đốt cháy ở nhiệt độ siêu cao tạo nên. Do vậy, than hoạt tính rất khó có thể cháy ở điều kiện thường. Để phân biệt than thường và than hoạt tính, có thể đem đốt ở nhiệt độ thường. Than nào không bắt lửa, không cháy thì là than hoạt tính. 

Sự dẫn điện

Than hoạt tính có khả năng dẫn điện còn than thường thì không. Sử dụng bút thử hoặc bóng đèn và chạm vào than. Nếu thấy bút thử hay bóng đèn sáng lên thì đó là than hoạt tính. Ngược lại bút thử không có hiện tượng sáng đèn, thì đó là than thường. 

Sử dụng Chlorine

Chlorine là chất khử trùng phổ biến, có mùi chua khó chịu và thường có trong nước máy sinh hoạt. Lấy 2 cốc nước máy, cho mỗi mẫu than vào mỗi cốc khác nhau. Sau đó ngửi xem cốc nước nào đã hết mùi chua đặc trưng của Chlorine thì cốc đó là than hoạt tính. Do than hoạt tính đã khử đi mùi chua của Chlorine. 

Trên đây, quatcongnghiepsaigon cung cấp một số thông tin về than hoạt tính, 4 dạng than hoạt tính và 5 ứng dụng phổ biến. Hi vọng những thông tin trên đem lại những điều hữu ích cho bạn đọc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *