Bụi gỗ có độc hại không? Tác hại nguy hiểm từ bụi gỗ

Gỗ là nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất đồ nội thất và ngành công nghiệp giấy. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất gỗ sinh ra lượng bụi gỗ lớn. Bụi gỗ được xem là một loại bụi vô cùng độc hại và nguy hiểm. Cùng tìm hiểu dưới đây. 

Bụi gỗ là gì? Sự phát sinh bụi gỗ

Bụi gỗ
Bụi gỗ

Bụi gỗ là các hạt bụi được sinh ra từ gỗ bởi sự tiếp xúc với các thiết bị như máy bào, máy mài, khoan, đục, điêu khắc gỗ. Chúng sản sinh  một lượng lớn bụi gỗ ở các nhà máy, xưởng sản xuất chuyên chế tạo gỗ, các xưởng đồ gỗ nội thất … 

Trong quá trình xử lý gỗ, tạo ra bụi gỗ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Lượng bụi gỗ có kích thước nhỏ dễ dàng phát tán trong không gian và gây nên ô nhiễm không khí. 

Tác hại của bụi gỗ

Do trong gỗ có chứa các hóa chất tự nhiên cùng với các nấm mốc, vi khuẩn tồn tại bên trong thân cây gỗ. Bụi gỗ khi không được xử lý, chúng phát tán ra môi trường gây nên ô nhiễm môi trường. Môi trường xung quanh nhà máy gỗ phải hứng chịu một lượng bụi gỗ lớn. Bụi gỗ xuất hiện ở khắp mọi nơi, thậm chí trên bề mặt đồ dùng trong những ngôi nhà gần đó. Không chỉ gây nên sự bất tiện cho người dùng mà còn gây nên những vấn đề về sức khỏe. 

Việc tiếp xúc của bụi gỗ với con người là mối nguy hại cho sức khoẻ của con người. Đặc biệt là các công nhân, người lao động làm việc trực tiếp trong các nhà máy chế biến gỗ, xưởng đồ gỗ nội thất… Họ có khả năng tiếp xúc với lượng bụi gỗ lớn. Bụi gỗ có thể tiếp xúc với mắt gây nên các bệnh đau mắt đỏ, viêm mắt, kích ứng mắt. Bụi gỗ còn dễ dàng đi vào tai, mũi, họng của người lao động và gây ra các mối nguy hại nặng nề hơn. 

Theo cơ quan nghiên cứu về ung thư quốc tế IARC, họ xác định bụi gỗ thuộc nhóm 1 các chất gây ung thư. Các hạt bụi gỗ mịn có thể đi vào cơ thể thông qua đường hô hấp và rất khó để đào thải chúng. Chúng gây nên các căn bệnh viêm xoang mũi, ung thư vòm họng, ung thư phổi và có thể gây tổn hại các cơ quan khác của cơ thể. Bụi gỗ khi đi vào cơ thể còn có thể làm xước thành niêm mạc trong cơ thể con người. Gây nên những mối hiểm hoạ cho sức khỏe. 

Tuỳ thuộc vào loại gỗ, chúng mang các thành phần khác nhau có thể dẫn tới sự ảnh hưởng tới sức khoẻ khác nhau. 

Ví dụ như: bụi của cây gỗ sưa có thể gây nên bệnh viêm da, suy giảm chức năng phổi; bụi gỗ sồi nếu như tiếp xúc quá nhiều có thể gây ra ung thư mũi; bụi gỗ thông có thể gây ra hen suyễn, kích ứng da, viêm mũi; bụi gỗ tuyết tùng có thể làm suy giảm chức năng phổi, viêm mũi, kích ứng mắt, viêm mắt.  

Theo như thống kê, những người thường xuyên tiếp xúc với bụi gỗ có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh cao hơn ít nhất là 20% so với những người bình thường. Do vậy, có thể thấy rằng, bụi gỗ là một trong những chất vô cùng độc hại , trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.  Cần có những biện pháp giảm thiểu và ngăn chặn sự tiếp xúc của con người với bụi gỗ. 

Làm thế nào để giảm thiểu bụi gỗ

Gỗ là một vật liệu quan trọng sử dụng cho ngành sản xuất đồ gỗ nội thất. Để giảm thiểu bụi gỗ hiệu quả, dưới đây là một số phương pháp như sau: 

👉 Các nhà máy sản xuất đồ gỗ có thể thay thế loại gỗ mang nhiều chất độc hại thành các loại gỗ ít độc hại hơn. Thay thế nguồn gỗ có nhiều chất ảnh hưởng tới sức khỏe bằng các loại gỗ có nồng độ chất có ảnh hưởng ít hơn.

👉 Hạn chế sản xuất các loại gỗ có nhiều tạo hình cầu kỳ bằng các hình dáng đơn giản. Việc này giúp hạn chế các quá trình tạo kiểu, điêu khắc trên gỗ và hạn chế được sự bào mòn, chà nhám gỗ. Giảm thiểu được lượng bụi gỗ đáng kể.  

👉 Đầu tư trang thiết bị để ngăn chặn sự tiếp xúc giữa người công nhân với bụi gỗ. Trang bị đầy đủ kính bảo hộ, khẩu trang, quần áo bảo hộ để người lao động hạn chế tối đa hít phải bụi gỗ. 

👉 Tránh sử dụng các loại máy thổi để thổi bụi. Điều này khiến cho bụi dễ phát tán ra xung quanh. 

👉 Sau mỗi ngày hoạt động, vệ sinh sạch sẽ nhà xưởng để giảm sự tích tụ của bụi gỗ. Nếu bụi gỗ tích tụ nhiều có thể gây nên các mối nguy hại tiềm ẩn của việc cháy nổ bụi công nghiệp hoặc gây tắc nghẽn các máy móc thiết bị. 

👉 Lắp đặt hệ thống hút bụi gỗ giúp thu gom bụi gỗ kịp thời trong các quá trình hoạt động chế tạo gỗ. Việc hút bụi gỗ kịp thời giúp ngăn chặn bụi gỗ phát tán ra môi trường. Lượng bụi gỗ sau khi thu gom có thể tái sử dụng giúp nhà máy tiết kiệm được chi phí. 

👉 Sử dụng các đồ vật, máy móc có lưỡi sắc, bén để việc cắt, xẻ gỗ được thuận lợi, tạo ra lượng bụi gỗ ít hơn so với lưỡi cắt cùn. 

Trên đây là một số thông tin về bụi gỗ và tác hại của bụi gỗ đối với môi trường và sức khỏe con người. Hi vọng những thông tin trên mang lại nhiều hữu ích cho bạn đọc. 

Nếu các bạn đang cần lắp đặt hệ thống hút bụi gỗ cho nhà xưởng của mình. Liên hệ tới Quatcongnghiepsaigon để được tư vấn và báo giá hệ thống hút lọc bụi. Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất quạt công nghiệp và xây dựng các hệ thống hút lọc bụi, hệ thống xử lý khí thải. Cam kết mang lại hiệu quả cao nhất cho người dùng. Liên hệ tới chúng tôi ngay nhé. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *