Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam, giải pháp tối ưu

Vấn đề ô nhiễm không khí luôn được đặt lên hàng đầu khi những chỉ số đang ở mức báo động tại Việt Nam. Việt Nam là quốc gia xếp từ 36 trên tổng số 177 quốc gia có chỉ số ô nhiễm cao nhất toàn cầu. Có thể nói, đây là một báo động không hề nhỏ đang đe dọa tới đời sống của con người. 

Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây. 

Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Nồng độ bụi PM2.5 đáng báo động

Bụi PM2.5 là loại bụi có đường kính siêu nhỏ, nhỏ hơn 2.5 micron, với độ nhỏ li ti chỉ bằng 1 phần 30 lần so với sợi tóc của con người. Với mắt thường, con người không thể nhìn thấy chúng. Bụi PM2.5 chính là tác nhân gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người và các hoạt động khác. Đây là loại bụi vô cùng nguy hiểm, và điều đáng lo ngại hơn nồng độ bụi

PM2.5 tại nước đang đang vượt quá 4,9 lần

Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên toàn thế giới có 7 triệu ca tử vong do ô nhiễm không khí, và bụi mịn PM2.5 chính là nguyên nhân. 

Viện nghiên cứu ảnh hưởng sức khoẻ đã có ước tính, cứ 10 người thì có 9 người hít phải không khí có chứa bụi PM2.5 ở nồng độ cao hơn mức cho phép. Và tại Việt Nam, nhiều tỉnh thành phố có nồng độ PM2.5 vượt mức cho phép của QCVN 05:2021/BTNMT. 

Theo báo cáo về Hiện trạng bụi PM2.5 tại Việt Nam năm 2021 (hoàn thiện vào năm 2022), thì khu vực có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao tập trung tại các khu vực đồng bằng sông Hồng (trong đó, tập trung ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận). Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng đều ở mức báo động. 

Theo chỉ số đo lường ô nhiễm không khí tại Việt Nam, Hà Nội đang đứng đầu với chỉ số AQI trung bình là 202, Bắc Ninh là 171, TP Hồ Chí Minh là 161, Thái Nguyên  là 153… và các tỉnh thành khác.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2016-2020, nước ta ghi nhận hơn 20.000 bệnh nhân mắc ung thư phổi, và có tới 17.000 người tử vong. 

Nguồn: “Báo cáo Tác động Ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 đến sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội năm 2019”
Nguồn: “Báo cáo Tác động Ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 đến sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội năm 2019”

Trong 20 năm trở lại đây, ô nhiễm không khí ngày càng tăng, dự báo sẽ còn tăng trong tương lai. 

Nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí và bụi PM2.5

Dưới sự phát triển của đời sống, công nghệ và xã hội cũng kéo theo việc phát thải bụi bẩn gây nên ô nhiễm môi trường không khí từ những nguyên nhân dưới đây: 

Nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí và bụi PM2.5
Nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí và bụi PM2.5
  • 40% : Đốt bỏ phụ phẩm công nghiệp
  • 17%: Đun nấu dân sinh
  • 12.7%: Cháy rừng
  • 13%: Phương tiện giao thông
  • 3.3%: Các nhà máy nhiệt điện
  • … và nhiều nguyên nhân khác nữa. Số liệu này có thể khác nhau tuỳ từng năm. 

Nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội được ước tính cao gấp 21,9 lần so với nồng độ bụi tiêu chuẩn cho chất lượng không khí hàng năm theo WHO. Và trong thời gian gần đây, nguyên nhân chỉ ra TP Hà Nội có  nồng bộ bụi bẩn tăng cao đến từ các hoạt động công nghiệp ở lân cận, cùng với việc đun nấu, đốt rác thải, bụi bẩn đường phố và việc đốt rơm rạ ở khu vực đồng bằng.

Tại TP Hồ Chí Minh, có nồng độ bụi mịn gấp 16,4 lần so với tiêu chuẩn chất lượng không khí theo WHO. Phần lớn việc phát thải bụi bẩn tại TP Hồ Chí Minh đến từ các hoạt động giao thông đường phố, hoạt động công nghiệp và các hoạt động dân sinh, thương mại khác. 

Những giải pháp hạn chế bụi mịn PM2.5

Để hạn chế việc phát thải bụi mịn PM2.5 cần giảm thiểu những nguyên nhân phát thải chúng. Dưới đây là những giải pháp hạn chế như sau: 

Hạn chế sử dụng bếp than tổ ong

Đun nấu dân sinh bằng than tổ ong gây ra một phần phát thải bụi mịn PM2.5 không hề nhỏ khi chiếm tới 17% trên tổng tỷ lệ các nguyên nhân phát thải PM2.5. Để hạn chế sự phát sinh của bụi PM2.5, nên chuyển qua sử dụng bếp điện hoặc bếp ga để giảm thiểu tình trạng này. 

Giảm thiểu bụi từ phương tiện giao thông

Mật độ dân cư càng đông thì tình trạng bụi bẩn lại càng tăng do lượng bụi phát sinh từ các phương tiện giao thông. Trong khi đó, những năm gần đây, lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng. Cần chuyển từ các phương tiện sử dụng xăng dầu sang các phương tiện bằng điện năng, hay ưu tiên sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm thiểu số lượng phương tiện tham gia giao thông. 

Sử dụng máy lọc không khí trong nhà

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng bụi mịn PM2.5 trong nhà cao hơn so với không khí ngoài trời. Do vậy, để đảm bảo sức khoẻ, có thể sử dụng các loại máy lọc không khí trong nhà, giúp không gian sạch sẽ, thoáng mát. 

Hạn chế ra ngoài khi chỉ số ô nhiễm không khí tăng cao

Hạn chế ra ngoài trong những  ngày không khí kém bởi có thể sẽ tiếp xúc với  nồng độ bụi cao, đưa chúng vào bên trong cơ thể con người. Do vậy, nếu không có việc gì quá cần thiết, hãy hạn chế ra ngoài khi chất lượng không khí giảm ở mức báo động. 

Xử lý khí thải công nghiệp triệt để

Xử lý khí thải công nghiệp triệt để
Xử lý khí thải công nghiệp triệt để

Các nhà máy, xí nghiệp là những nơi phát thải ra những khí thải, bụi bẩn lớn. Nhiều nhà máy chưa có hệ thống xử lý khí thải, xử lý bụi bẩn trước khi thải ra môi trường. Gây nên sự ô nhiễm môi trường xung quanh. Các nhà máy, khu công nghiệp cần lắp đặt các hệ thống xử lý để giảm thiểu nồng độ bụi bẩn khí thải đạt mức cho phép. 

Xem thêm tại đây: 

Trồng cây, bảo vệ rừng, hạn chế rác thải

Một phần bụi bẩn, ô nhiễm môi trường gây nên chính từ ý thức của con người. Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường từ những điều đơn giản nhất như: hạn chế rác thải nhựa, sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên, trồng gây, bảo vệ rừng… 

Trên đây là một số thông tin về thực trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Cũng như những giải pháp hạn chế bụi bẩn ô nhiễm. Hi vọng những thông tin sẽ giúp ích cho các bạn đọc.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *