Quy trình xử lý khí thải lò hơi đốt than hiệu quả

Lò hơi được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Bên cạnh việc dùng dầu  đốt, củi đốt thì than cũng là một nguyên liệu sử dụng cho việc tạo nhiệt các lò hơi công nghiệp. Quá trình đốt than tạo ra lượng khí thải vô cùng lớn, vô cùng độc hại. Vậy có phương pháp nào xử lý khí thải lò hơi đốt than hay không. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé. 

Tham khảo thêm: Phương pháp nào xử lý khí thải lò hơi đốt rác hiệu quả nhất?

Đặc điểm khí thải lò hơi đốt than

Khí thải lò hơi đốt than phụ thuộc vào thành phần của than, mang tính chất khác với lò hơi sử dụng gỗ, củi đốt hay dầu F.O. 

  • Khí thải lò hơi đốt than thường chứa tro bụi, khói thải và các chất khí thải như CO2, NOx, SO2, SO3, CO. Được tạo ra do thành phần có trong than kết hợp cùng với oxy trong quá trình đốt cháy tạo thành. 
  • Do hàm lượng lưu huỳnh trong than ~ 0.5%, nên khí thải sẽ có CO2 với nồng độ khoảng 1,333mg/m3. Nồng độ khí thải này sẽ phụ thuộc vào thành phần và nồng độ của mỗi loại than. Với than Antraxit Quảng Ninh thì có thể sản sinh ra 7,5m3/kg lượng khí thải từ 1kg than. 
  • Bụi bẩn, tro bụi có trong khí thải lò đốt than sẽ có nhiều các hạt chất rắn có kích thước to nhỏ khác nhau còn sót lại qua quá trình đốt cháy chưa hết. 

Tác hại từ khí thải lò hơi đốt than

Như đã nói ở trên, các khí thải lò đốt than chủ yếu là CO, CO2, SO2, SO3, NOx… 

Trong đó: 

SO2, SO3: 

Khí SO2 gây độc hại tới môi trường
Khí SO2 gây độc hại tới môi trường
  • Là khí thải sinh ra trong quá trình đốt than, do trong than có chứa lưu huỳnh (S).
  • Khí SO2, SO3 vô cùng độc hại tới sức khoẻ con người, động – thực vật, môi trường xung quanh và ảnh hưởng tới các công trình xây dựng, kiến trúc… 
  • Chúng là những chất dễ hoà tan trong nước, có tính kích thích, dễ gây ra các phản ứng với các cơ quan hô hấp của con người, động vật. 
  • Khi tiếp xúc với mắt, có khả năng tạo thành axit gây nguy hại cho mắt.
  • Tiếp xúc với khí thải này ở nồng độ cao có thể gây tăng tiết dịch niêm mạc đường khí quản.
  • Có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp và đường tiêu hoá.
  • Gây rối loạn chuyển hóa protein

Khí CO

  • Loại khí thải không mùi, không vị, không màu.
  • Là chất cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người. 
  • Khi hít phải một lượng CO quá lớn, gây giảm oxy trong máu, tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. 
  • Ở nồng độ khoảng 5ppm gây ra chóng mặt, đau đầu. Từ 10 – 250ppm gây ra các tổn hại cho hệ thống tim mạch. Ở nồng độ quá cao có thể gây tử vong sau ít phút. 
  • Khi hít phải CO có thể cản trở oxy từ máu đến các mô. Nguy hiểm cho những người có tiền sử bệnh tim hoặc phụ nữ có thai. 

Khí NOx

  • Khí thải màu đỏ, cay, có mùi gắt. 
  • Ở nồng độ 0.12ppm có thể phát hiện được mùi của NOx
  • Kích thích mạnh đường hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp tới phổi. 
  • Gây nên các tác động cho hệ thần kinh, phá huỷ mô tế bào phổi, chảy nước mũi, viêm họng… 
  • Ở nồng độ 100ppm có thể gây tử vong cho con người và động vật. 
  • Một số thực vật nhạy cảm như tảo, rêu… có thể bị ảnh hưởng ngay ở nồng độ thấp chỉ 1ppm. 
  • Là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính

Bụi bẩn

  • Phát sinh do quá trình đốt cháy. Gây ra những kích thích cơ học, tổn thương hệ hô hấp và các hoạt động của phổi. 
  • Khi tiếp xúc có thể gây khó chịu cho con người, động vật. 
  • Là tác nhân gây ra các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản. 
  • Các hạt bụi mịn kích thước nhỏ và bụi siêu  mịn có thể di chuyển sâu vào bên trong cơ thể gây ra những ảnh hưởng tới các cơ quan, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. 
  • Góp phần gây ra ô nhiễm môi trường, giảm độ trong suốt của khí quyển. 

Phương pháp hạn chế khí thải lò hơi đốt than

Trong quá trình đốt cháy than sinh ra một lượng khí thải vô cùng lớn. Ngoài việc xử lý khí thải lò hơi đốt than thì cần có những biện pháp ngăn ngừa khí thải lò hơi đốt than. Cùng tìm hiểu dưới đây. 

  • Không nhóm lò trong những giờ cao điểm khi có nhiều người tập trung. Hạn chế sản sinh lượng lớn khí thải trong khi có đông người. 
  • Không bố trí các ống thông khói cho lò hơi ở các vị trí phía trên gió đối với các cửa sổ của các nhà cao tầng. 
  • Mồi lò bằng các nhiên liệu dễ cháy, nhiên liệu sạch như dầu DO, dầu lửa. Không nhóm lò bằng cao su hay nhựa… vì chúng gây ra khí thải độc hại. 
  • Thiết kế cửa mái hay hệ thống gương phản chiếu để người vận hành có thể quan sát đỉnh ống khói. 
  • Hạn chế việc tái nhóm lò nhiều lần bằng cách xả hơi dư. 
  • Không sơn ống khói bằng màu gây kích thích thị giác như màu đen hay đỏ. 
  • Cung cấp lượng khí thổi vừa đủ, hạn chế đốt than vẫn còn ẩm. 
  • Đảm bảo lượng khí thải lò hơi khi đưa ra môi trường đảm bảo theo quy định của Nhà Nước. 

Quy trình xử lý khí thải lò hơi đốt than

Trên thực tế, khí thải từ lò hơi đốt than thường vượt quá QCVN 19:2009/BTNMT về tiêu chuẩn khí thải công nghiệp. Do vậy cần có biện pháp xử lý khí thải lò hơi đốt than trước khi thải chúng ra môi trường.

Hiện nay việc xử lý khí thải lò hơi đốt than được thực hiện theo quy trình phổ biến sau đây: 

Quy trình xử lý khí thải lò hơi đốt than
Quy trình xử lý khí thải lò hơi đốt than

Khí thải lò hơi đốt than còn chứa lẫn bụi bẩn sẽ được thu về hệ thống để xử lý. 

Do dòng khí thu về đang có nhiệt độ cao nên cần đưa qua THÁP GIẢI NHIỆT để hạ nhiệt cho dòng khí trước khi đi vào Cyclone. 

Sau đó được đưa vào Cyclone theo phương tiếp tuyến. Tại đây dưới tác động của lực ly tâm các hạt bụi có kích thước lớn chuyển động xoáy đều quanh Cyclone. Chúng va vào thành Cyclone và mất đi quán tính sau đó tơi xuống dưới đáy Cyclone và được thu gom ra ngoài theo định kỳ. 

Qua Cyclone, dòng khí đã được loại bỏ một phần bụi, tiếp tục được đưa quá tháp hấp thụ để xử lý khí thải SO2. 

Trong tháp hấp thụ, sử dụng dung dịch Ca(OH)2. Tại tháp xử lý, dòng khí được đi vào từ dưới lên trên. Trong đó dòng dung dịch hấp thụ sẽ đi từ trên đi xuống và tiếp xúc với dòng khí. Tại đây xảy ra các phản ứng hoá học giữa dòng khí và dung dịch hấp thụ để loại bỏ khí SO2 khỏi dòng khí thải. 

Dung dịch sau hấp thụ được thu về bể lắng để loại bỏ các kết tủ CaSO3. Dòng khí thải đã sạch được đi lên trên và được phát ra ngoài môi trường. 

Tuỳ thuộc vào nồng độ các chất khí trong dòng khí thải người ta có thể có thay đổi nồng độ, loại dung dịch hấp thụ sao cho xử lý triệt để được lượng khí thải độc hại từ lò hơi đốt than. Và sao cho dòng khí thải lò hơi đốt than ra ngoài môi trường đạt theo QCVN10:2009/BTNMT. 

Trên đây là những thông tin về xử lý khí thải lò hơi đốt than. Hi vọng mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *